Tiêu chuẩn CGMP ASEAN và ISO 22716 là những tiêu chuẩn phổ biến áp dụng trong ngành sản xuất kinh doanh mỹ phẩm nhằm đảm bảo nâng cao sự an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm theo tiêu chuẩn chặt chẽ về GMP trên tất cả chuỗi cung ứng. Tuy nhiên sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này là gì, khi nào nên áp dụng CGMP, khi nào nên áp dụng ISO 22716. Tất cả sẽ được trình bày qua bài viết dưới đây.
I, Điểm giống nhau giữa tiêu chuẩn CGMP ASEAN và ISO 22716
Hai tiêu chuẩn CGMP ASEAN và ISO 22716 đều là những tiêu chuẩn không bắt buộc đối với nhà máy sản xuất mỹ phẩm nhưng được khuyến khích áp dụng giúp nâng cao chất lượng thực hành trong sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và tạo cơ hội phát triển thị trường rộng khắp.
Tùy vào thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng sẽ cân nhắc chọn tiêu chuẩn phù hợp. Nếu chỉ sản xuất kinh doanh ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á thì nên chọn tiêu chuẩn CGMP ASEAN, còn mục đích xuất khẩu sang các nước không thuộc ASEAN thì có thể làm thêm tiêu chuẩn ISO 22716.
II, Tổng quan về tiêu chuẩn CGMP ASEAN
1, Định nghĩa:
Thực hành tốt sản xuất Mỹ phẩm (CGMP) là những nguyên tắc yêu cầu nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất tại Hướng dẫn của ASEAN về Thực hành tốt Sản Xuất Mỹ Phẩm (ASEAN Guidelines For Cosmetic Good Manufacturing Practice) được quy đinh tại “Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” do Uỷ ban Mỹ phẩm ASEAN (ASEAN Cosmetic Committee) chịu trách nhiệm thực hiện.
2, Cơ sở pháp lý :
Thông tư 06/2011/TT-BYT và Hướng dẫn của ASEAN về thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm ( CGMP-ASEAN)
3, Cơ quan cấp:
Cục Quản lý Dược - Bộ y Tế
4, Hiệu lực chứng nhận:
Chứng chỉ CGMP ASEAN sẽ có hiệu lực trong 3 năm và doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tái đánh giá GMP ra Cục Quản lý dược trước 3 tháng sau khi chứng nhận hết hiệu lực
Xem chi tiết tại đây: https://tuvancgmp.gmp.com.vn/
III, Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 22716
1, Định nghĩa:
ISO 22716: 2007 là tiêu chuẩn quốc tế được biên soạn nhằm đưa ra các hướng dẫn cho các tổ chức về sản xuất, kiểm soát, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm mỹ phẩm.
ISO 22716 cũng được sắp xếp để phù hợp với các hệ thống quản lý hiện tại. Ví dụ như ISO 9001.
ISO 22716 đề cập tới việc quản lý chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm đối với khách hàng. Trách nhiệm giải trình và truy xuất nguồn gốc trong các giai đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm.
ISO 22716 bao gồm tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng mỹ phẩm. Nó tập trung vào sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. Cũng như tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà cung cấp và chủ sở hữu thương hiệu.
2, Cơ sở pháp lý:
Tiêu chuẩn ISO 22716 không có văn bản pháp luật nào quy định, trong quá trình thực hiện thì các đơn vị tư vấn và đánh giá ISO sẽ xây dưng quy trình biểu mẫu để Doanh nghiệp có thể dựa trên hỗ sơ đó áp dụng theo
3, Cơ quan cấp:
Các tổ chức cấp chứng nhận
4, Hiệu lực chứng nhận ISO 22716 :
Chứng chỉ ISO 22716 có hiệu lực trong 3 năm và doanh nghiệp sẽ được đánh giá giám sát 2 lần/ 3 năm để duy trì hiệu lực chứng chỉ đã được cấp.
Ở Việt Nam trong ngành sản xuất mỹ phẩm, tiêu chuẩn CGMP ASEAN do Cục Quản lý dược cấp được khuyến khích áp dụng, có thể thay thế cho tiêu chuẩn đủ điều kiện sản xuất của sở y tế. Còn tiêu chuẩn ISO 22716 là một tiêu chuẩn quốc tế, và phổ biến ở những nước không có quy định tiêu chuẩn riêng cho mỹ phẩm.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp Quý khách hiểu rõ hơn hai tiêu chuẩn CGMP ASEAN và ISO 22716. Nếu Quý khách còn bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi. GMPc Việt Nam là công ty tư vấn GMP hàng đầu tại Việt Nam đã triển khai hơn 190 dự án nhà máy GMP trong đó có gần 50 dự án nhà máy sản xuất mỹ phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn CGMP ASEAN do Bộ Y Tế cấp chứng nhận. Rất mong có cơ hội được đồng hành cùng Quý khách hàng, Quý chủ đầu tư trong dự án của mình.
Xem thêm: Hình ảnh thực tế các nhà máy mỹ phẩm tiêu chuẩn CGMP ASEAN tư vấn bởi GMPc